Sự khác biệt giữa mô hình giáo dục STEM với giáo dục truyền thống

Mô hình giáo dục STEM khác với mô hình giáo dục truyền thống như thế nào

Trong thời gian gần đây mô hình giáo dục STEM xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Với mô hình học đòi hỏi sự tư duy thúc đẩy quá trình sáng tạo ở trẻ nhỏ. Phương pháp học này đã được rất nhiều người trên thế giới tin tưởng và định hướng cho con mình theo học. Và tới ngày hôm ngay, nhiều trường học trên toàn quốc đã đưa mô hình này vào chương trình dạy học cho học trò.

Mô hình giáo dục STEM

Được xây dựng dựa trên nề tảng mô hình giáo dục truyền thông. Phương pháp học này có những điều gì mới mẻ mà khiến nhiều người hứng thú đến vậy. Và liệu kết quả mà mô hình giáo dục STEM mang lại có thực sự như những gì mọi người vẫn truyền tai nhau?

Sự khác biệt giữa mô hình dạy học STEM và mô hình giáo dục truyền thống

Mô hình giáo dục truyền thống vận hành như thế nào?

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của mô hình giáo dục truyền thống mang lại cho mỗi học sinh. Bởi đó là cái gốc rễ để hình thành nên tư duy và nhận thức của trẻ nhỏ. Với bất kỳ đứa trẻ nào lớn lên, đều sẽ bắt đầu tiếp xúc với mô hình dạy học này có khi còn lứa tuổi mầm non cho đến khi tốt nghiệp lớp 12.

Chương trình học của các con được học qua rất nhiều môn như: Toán, văn, lịch sử, địa lý, khoa học, công nghệ,… Trong lớp học thầy cô giáo chủ nhiệm sẽ là người truyền tải nội dung kiến thức đến với học sinh. Thông qua lời nói, mô hình, bức tranh hay bất cứ công cụ giảng dạy nào khác.

Trong quá trình học tập, học sinh sẽ thường làm bài kiểm tra để giáo viên có thể đánh giá trình độ hiểu bài cũng như khả năng học tập của mỗi người.

Việt Nam hiện đang là quốc gia trong thời kỳ phát triển kinh tế. Do vậy, tiềm lực kinh tế so với những nước phát triển đang ở mức khá xa. Do vậy, học sinh ít được trang bị những buổi thực hành để hiểu rõ kiến thức nắm được. Hầu hết chỉ thông qua lý thuyết.

Mô hình giáo dục STEM

Mô hình giáo dục STEM được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức của mô hình giáo dục truyền thống. Phương pháp này là sự tích hợp của 4 môn học lại với nhau. Đó là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Nội dung học sẽ được xây dựng trên kiến thức học sinh đã được học trên lớp. Mỗi bài dạy sẽ được xây dựng dựa trên hình thức chủ đề. Và mỗi chủ để khi phân tách ra sẽ là sự tổng hợp kiến thức của bốn môn học đó,

Trẻ em được thỏa sức sáng tạo với mô hình giáo dục STEM
Trẻ em được thỏa sức sáng tạo với mô hình giáo dục STEM

Với mô hình này luôn đề cao tính thực tiễn cũng như tư duy của học sinh lên trên hết. Giúp các con hiểu được những gì các con đang học sẽ được ứng dụng ngoài đời sống như thế nào. Khiến cho môn học được thực tế hóa và không còn dừng lại ở phạm trù lý thuyết nữa.

Ví dụ: Ngày hôm nay chủ đề bài học về Mặt Trời. Đây là một chủ đề về Khoa học. Học sinh sẽ không dừng lại ở lượng kiến thức hệ mặt trời được cấu tạo như thế nào. Hay đặc điểm của hệ mặt trời là gì. Mà hơn thế nữa, học sinh được học cách làm thế nào để phát triển kính thiên văn. Đây là Công Nghệ. Cách tạo nên giá đỡ cho kính thiên văn. Đây là kỹ thuật. Cách tính toán khoảng cách và bán kính giữa các ngôi sao. Đây là toán học.

Môn học Robotic chính là môn học điển hình cho mô hình giáo dục STEM này.

Sự khác nhau giữa hai mô hình giáo dục

Giờ học thực hành

Đây là điểm khác nhau rõ nét nhất giữa mô hình giáo dục STEM và mô hình giáo dục truyền thống. Với cách dạy truyền thống, bởi lượng kiến thức truyền tải đến học sinh không chỉ gói gọn trong 4 môn học mà con nhiều môn khác nữa. Thành ra thời gian thực hành cho học sinh rất ít. Có khi cả một kỳ học chỉ được một vài tiết thực hành đơn giản.

Đối với mô hình giáo dục STEM học sinh được thực hành trong mỗi buổi học. Sau khi được hướng dẫn cách làm cũng như học những điều về bài học hôm đó. Các bạn nhỏ dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ được thực hành ngay lập tức. Giúp các con không bị quên kiến thức cũng như hiểu rõ nhất những điều mình vừa tiếp thu.

Xem thêm: 4 ngày trải nghiệm công nghệ Robotic Singapore

Phát triển khả năng sáng tạo 

Cách truyền tải nội dung của cách dạy truyền thống hầu hết thông qua sách và những con chữ. Học sinh hiểu bài bằng cách ghi nhớ và làm bài tập trên giấy. Chính bởi điều này, các con khó có cơ hội được thử sức mình để làm những điều mới mẻ. Và chỉ dừng lại ở mức độ phát triển tư duy nhận thức về kiến thức lý thuyết.

Đối với mô hình giáo dục STEM học sinh được thực hành thường xuyên và tự sáng tạo ra những cái mới. Một mô hình cơ bản được tạo nên dựa trên kiến thức cốt lõi. Nhưng từ đó các con có thể tự sáng tạo ra hàng loạt mô hình khác nhau. Với nhiều màu sắc cũng như tính năng sử dụng. Điều này học sinh được rèn luyện qua mỗi buổi học

Trải qua các kỳ thi

Đối với cách dạy truyền thống việc học sinh trải qua các kỳ thi lớn nhỏ là điều hoàn toàn bình thường. Thường xuyên diễn ra lặp đi lặp lại trong tiến trình học. Những bài kiểm tra nhỏ 5 phút đầu giờ, kiểm tra 1 tiết hay những kỳ thi cuối kỳ, tốt nghiệp. Học sinh và chính bản thân bố mẹ luôn phải áp lực với điểm số của con tại trường.

Kết quả những bài thi là thước đo khả năng học tập của mỗi học sinh. Giúp giáo viên và nhà trường phân loại được học sinh này được xếp loại như thế nào.

Đối với phương pháp giáo dục STEM học sinh được trải nghiệm là chủ yếu và không cần phải trải qua việc thi cử áp lực. Điều này vừa tạo cho các con môi trường thoải mái nơi học tập. Để các con được thỏa sức sáng tạo và làm những điều mình muốn.

Kết luận

Trên đây là những khác biệt cơ bản nhất của phương pháp giáo dục truyền thống và mô hình giáo dục STEM. Mỗi phương pháp học đều có những đặc thù riêng và bổ trợ cho nhau. Chính vì vậy chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của phương pháp này và chỉ hướng tới mô hình học còn lại.

Hy vọng với bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được rõ hơn và hai mô hình học này.

TRUNG TÂM CÔNG NGH AROBOTDAY SINGAPORE

Cơ sở 1: LK18-01, Khu Đô Thị Văn Khê, Hà Đông

Cơ sở 2:  Số 5, Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: (+84) 88 6795658

Email: Hello@vinstech.vn 

Wedsite: Vinstech.vn

 

 

 

 

 

 

Tham gia bình luận: