3 điểm cộng của phương pháp giáo dục STEM

STEM là phương pháp giáo dục giúp trẻ nắm chắc cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành ở bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học.
Phương pháp giáo dục STEM được nhiều quốc gia như Mỹ, Đức… áp dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các trường học đã bắt đầu cho học sinh tiếp nhận phương pháp này bởi một số thế mạnh sau đây:


1.Tích hợp theo cách tiếp cận liên môn


Khác với các cách học truyền thống mang tính hàn lâm, tách biệt, phương pháp STEM được áp dụng theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary). Phương pháp STEM cung cấp kiến thức các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách gắn kết, giúp trẻ tiếp nhận kiến thức tổng hợp.
Bên cạnh đó, với STEM, sau khi tiếp thu các kiến thức cơ bản, trẻ sẽ được thực hành. Đây là cách giúp trẻ ứng dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực vào giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, từ đó, phát triển tư duy sáng tạo và nâng cao kỹ năng thực hành.


2.Đề cao năng lực giải quyết vấn đề


Với phương pháp giáo dục STEM, trẻ sẽ nhận trước một tình huống thực tiễn liên quan đến các kiến thức khoa học cần giải quyết. Để thực hiện được điều đó, trẻ buộc phải tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức xung quanh vấn đề đó từ nhiều nguồn như sách, các trang cung cấp kiến thức trên nền tảng Internet… và vận dụng vào tình huống cụ thể.
Với nguyên lý này, phương pháp học STEM sẽ kích thích trẻ tự khám phá, hiểu sâu bản chất vấn đề và cách vận hành của các hiện tượng trong cuộc sống.


3.Đề cao phong cách học tập sáng tạo


Hoạt động cốt lõi của phương pháp học này là thực hành thí nghiệm. Vì vậy, qua những trải nghiệm thực tiễn, học sinh hiểu bài hơn, áp dụng nhiều kiến thức, kỹ năng khác nhau để xử lý vấn đề, từ đó, kích thích khả năng sáng tạo từ những sản phẩm đơn giản gắn liền cuộc sống như giày dép, mỹ phẩm, quần áo, sách vở…
Đặc biệt, trong thời đại 4.0, trẻ có thể tiếp cận với các thí nghiệm khoa học này bên ngoài nhà trường. Với các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính, TV… trẻ có nhiều nguồn hướng dẫn thí nghiệm hơn để thực hiện tại nhà. Từ đó, bố mẹ tạo không gian thí nghiệm và giám sát trẻ thực hành, giúp trẻ phát triển kỹ năng toàn diện.

Tham gia bình luận: